Không phải người chơi hệ bài nào cũng nắm rõ trong tay luật đánh chắn để trở thành cao thủ điêu luyện. Để chiến thắng đối thủ bạn cần sở hữu cho mình vốn kiến thức kha khá về trò đánh chắn. Khi hiểu rõ luật chơi chắn, anh em nhanh chóng vinh danh trên bảng vàng.
Tổng quan về trò chơi đánh Chắn
Chắn là một trong những trò chơi đánh bài do chính người Việt sáng tạo ra. Nếu là fan của các trò đánh bài anh em sẽ dễ dàng nhận ra quân bài Chắn khá giống với quân bài trong Tổ tôm. Tuy nhiên Tổ tôm có những 120 quân bài trong khi Chắn chỉ có 100 quân.
Khác với bộ bài Tây 52 lá, quân bài Chắn, Tam cúc hay Tổ tôm lại có hình trụ dài và dẹt. Trước đây, khi chưa có bộ bài Chắn, người Việt thường sử dụng bộ bài Tổ tôm sau đó bỏ bớt 20 cây hàng Yêu và bỏ hết hàng Nhất.
Luật đánh Chắn cơ bản cần nắm rõ
Cứ nhìn vào ký tự và hình ảnh trên quân bài chắn sẽ biết đây thực sự là trò chơi không hề đơn giản. Anh em cần phải nhớ chi tiết từng yếu tố thì mới có thể đánh mà không bị sai. Tuy nhiên, dù có khó đến đâu thì vẫn có cách để anh em học hỏi. Sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về luật đánh chắn cơ bản, học ngay để trở thành người thắng cuộc nhé.
Số lượng người chơi Chắn quy định thường từ 3 – 5, tuy nhiên con số đẹp nhất vẫn là chơi 4 người. Mỗi người sẽ được chia 19 lá bài, những lá bài thừa sẽ được dùng làm nọc để bốc. Không giống với những trò chơi khác, Chắn yêu cầu 2 người chia bài, với 100 lá bài sẽ được chia thành 2 phần.
Sau đó mỗi người chia 1 phần lớn thành 5 phần nhỏ bằng nhau. Hãy nhớ rằng, sau khi chia xong 5 phần nhỏ phải còn thừa ra 5 lá bài lẻ thì mới là cách chia bài chuẩn. Đó là luật đánh chắn trước khi tham gia mà mỗi anh em cần phải ghi nhớ cho mình.
Hướng dẫn cách chọn nọc và bốc cái
Tiếp theo, gộp 5 phần nhỏ đã chia từ 2 người với nhau thành 5 phần lớn, sau đó lấy 4 phần cho 4 người còn lại sẽ làm nọc. Anh em nhớ cho thêm 5 quân bài thừa ra ban nãy vào phần bài nọc này để bốc. Một trong 2 người chia bài sẽ bốc ngẫu nhiên 1 quân bài từ nọc để làm bài cái, từ bài cái ta sẽ xác định được người cầm cái.
Kỹ thuật sắp xếp bài khi chơi Chắn đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu để ý anh em sẽ thấy cách đánh Chắn này tương tự như trò Tá lả. Khi xếp bài hãy ưu tiên tiêu chí dễ nhìn và ghi nhớ 1 số thuật ngữ chuyên dụng sau:
- Chắn: Dùng để chỉ 2 quân bài giống nhau cả số và chất.
- Ba đầu: 3 lá bài có cùng giá trị nhưng khác chất.
- Cạ: Là 2 quân bài khác nhau về chất nhưng lại giống nhau về số.
- Què: Đối với những quân lẻ ra không thuộc các trường hợp trên thì người ta gọi là quân Què. Thường thì anh em sẽ đánh đi hoặc ăn vào để trở thành chắn, cạ hay ba đầu.
Cách đánh bài Chắn dễ thắng
Không riêng gì cách đánh Chắn, các trò chơi khác muốn chiến thắng anh em phải nằm lòng luật chơi cũng như cách chơi. Học chơi chắn không quá khó, chỉ cần nắm được luật chơi cùng các lỗi cơ bản để không phạm phải.
Các lỗi khi chơi Chắn không nên bỏ qua
Trong luật đánh Chắn có các lỗi thường gặp như sau:
- Lỗi Trái vỉ: Khi ăn 1 quân bài bất kỳ, anh em phải thực hiện theo tuần tự là đặt quân ăn vào lòng, sau đó lật ngửa cùng với cạ hoặc chắn trên tay. Nếu không tuân thủ theo trình tự này thì anh em sẽ phạm phải lỗi Trái vỉ.
- Lỗi ăn treo tranh: Lỗi này xảy ra khi anh em có quân bài ăn được thành chắn nhưng lại lấy làm cạ.
- Lỗi ăn cạ chuyển chờ: Khi đã sở hữu từ 5 chắn trở lên mà anh em vẫn lấy 1 quân mà trên tay đang chờ ù.
Một số lỗi thường gặp khác như ăn chọn cạ, có chắn cấu cạ, bỏ chắn ăn cạ, bỏ chắn ăn chắn, bỏ cạ ăn cạ, bỏ chắn đánh chắn, đánh cạ ăn cạ, đánh đôi chắn đi, xé cạ ăn cạ,… Tức là khi đánh đi 1 quân trước rồi sau lại ăn đúng quân đó, ăn về 1 quân rồi lại đánh đi quân đó. Ăn cạ rồi lại ăn chắn cùng hàng, ăn cạ rồi lại đánh quân cùng hàng, đánh cạ khi đã ăn cạ trước đó.
Chơi Chắn phạm lỗi bị phạt thế nào?
Học chơi chắn bạn cũng cần ghi nhớ cả những hình phạt khi phạm lỗi, với những lỗi nêu trên anh em sẽ phải chịu phạt như thế nào?
- Phạt nghỉ ăn tiền: Nếu cả làng phát hiện ra người ù mắc phải một số lỗi như Trái vỉ, Treo tranh hay Chíu thì sẽ bị bỏ ù, không được ăn tiền.
- Phạt bị báo: Với những lỗi còn lại, khi bị làng phát hiện ra thì người chơi sẽ không được ù. Khi kết thúc ván bài, người bị báo sẽ phải trả toàn bộ số tiền cho người ù mà những người khác không phải trả.
- Phạt ù láo hoặc ù báo: Đây là hình phạt dành cho người không ù nhưng vẫn xướng ù, những người này sẽ bị phạt bằng số tiền ăn 8 đỏ 2 lèo.
Cách tính bài chắn chuẩn xác nhất
Công thức tính điểm tổng cho người chơi Chắn như sau:
Điểm tổng = Điểm của cước lớn nhất + Điểm dịch những cước còn lại
Trong đó, điểm cước và điểm dịch được tính như sau:
- Suông được 2 điểm cước, không có dịch.
- Thông được 3 điểm cước và 1 điểm dịch.
- Chì được 3 điểm cước và 1 điểm dịch.
- Thiên ù được 3 điểm cước và 1 điểm dịch.
- Địa ù được 3 điểm cước và 1 điểm dịch.
- Chíu và Chíu ù được 3 điểm cước và 1 điểm dịch.
- Ù và Ù bòn được 3 điểm cước, 1 điểm dịch.
- Thiên khai được 3 điểm cước và 1 điểm dịch.
- Bạch Thủ và Tôm được 4 điểm cước và 1 điểm dịch.
Học cách đánh Chắn bịp phổ biến
Có 3 cách đánh chắn bịp thường được các cao thủ sử dụng, bao gồm:
- Không quá chắc kèo khi lâm trận: Tâm lý quá chắc kèo khiến nhiều anh em bị căng thẳng. Bên cạnh đó những đối thủ khác cũng sẽ cẩn thận hơn với từng nước đi của mình. Điều này ít nhiều gây ra khó khăn cho các anh em, nhất là những người mới chơi.
- Giấu bài: Giấu bài là một trong những thủ thuật đem lại hiệu quả cao mà nhiều người áp dụng. Tuy nhiên anh em cần hết sức cẩn thận khi thực hiện giấu bài nếu không sẽ bị phát hiện.
- Chia bài theo ý thích: Chia bài theo ý muốn chính là thủ thuật phổ biến có thể áp dụng ở nhiều kiểu chơi bài khác nhau. Theo đó bạn có thể thực hiện xếp những quân bài đẹp xuống dưới rồi khi chia bài. Nhân lúc người chơi khác không để ý thì thả những lá bài đó xuống chỗ của mình.
Lời kết
Mặc dù rất kén người chơi thế nhưng rõ ràng nếu anh em hiểu rõ luật đánh chắn thì việc thắng trận sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp anh em giành chiến thắng trong mọi cuộc chơi.